10% người Việt mắc hội chứng ruột kích thích
Khoảng 10 triệu dân số mắc hội chứng ruột kích thích với các triệu chứng dai dẳng, song các triệu chứng có thể được kiểm soát hoàn toàn nhờ chế độ ăn lành mạnh, lối sống tích cực, giảm căng thẳng và bổ sung các lợi khuẩn lợi cho hệ tiêu hoá đường ruột.
Thông tin được TS. BS Vũ Thùy Dương, chuyên khoa Nhi – Dinh dưỡng, tốt nghiệp Tiến sĩ Đại học Oxford, Vương Quốc Anh, chia sẻ tại Hội thảo khoa học Vai trò và tầm quan trọng của việc bổ sung lợi khuẩn trong cuộc sống hiện đại, ngày 9/9 tại Hà Nội. Chương trình do Optibac – Thương hiệu men vi sinh được tin tưởng và khuyên dùng nhiều nhất tại Vương quốc Anh cùng Pharmacom và Mdcom, đồng tổ chức. Đây là dịp giúp các bác sĩ, dược sĩ cập nhật kiến thức về các giải pháp cải thiện sức khoẻ tổng thể thông qua việc bổ sung lợi khuẩn hàng ngày.
Hội thảo thu hút sự quan tâm đông đảo của nhà thuốc, dược sĩ và bác sĩ. Nguồn ảnh: Optibac
“Hội chứng ruột kích thích (IBS) là rối loạn tiêu hóa mạn tính rất thường gặp trên thế giới và ở Việt Nam, bao gồm các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón; thường kèm theo các triệu chứng tâm lý như trầm cảm hoặc lo âu”, bác sĩ Dương nói.
Theo bác sĩ Dương, IBS không phải là bệnh lý, không có những tổn thương rõ ràng trên hệ tiêu hoá nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Song, chỉ 30% người mắc IBS tham khảo ý kiến của bác sĩ, số còn lại đang chịu đựng trong im lặng. Lối sống hiện đại bao gồm việc ăn uống không khoa học, căng thẳng và sử dụng thuốc men bao gồm kháng sinh có tác động tiêu cực đến sức khoẻ hệ vi sinh. Đây là vấn đề sức khỏe rất đáng quan tâm.
Khoa học đã chứng minh có đến 40.000 tỷ vi khuẩn đang sống tự nhiên trong ruột và cơ thể, bao gồm lợi khuẩn và hại khuẩn. Ngày nay, hệ vi khuẩn có lợi cho sức khỏe đã được phát triển và trở thành ngành quan trọng, bổ trợ cho quá trình điều trị bệnh IBS của bác sĩ. Vì thế, đối với hội chứng ruột kích thích, ngoài việc loại trừ những bệnh lý nguy hiểm, tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ, thay đổi lối sống, chế độ ăn, đã có thêm những bằng chứng y khoa cho việc bổ sung các lợi khuẩn cho đường ruột giúp cải thiện triệu chứng trong hội chứng này..
TS. BS Vũ Thùy Dương trình bày tác động của lợi khuẩn đối với sức khỏe đường ruột. Nguồn ảnh: Optibac
“Đường ruột khoẻ mạnh tạo nền tảng cho sức khoẻ tốt. Chế độ ăn sử dụng ngũ cốc nguyên cám, đủ chất xơ, nhóm thực phẩm lên men đa dạng giúp duy trì hệ vi sinh đường ruột khoẻ mạnh và hỗ trợ sức khoẻ tổng quát”, bác sĩ Dương nói. Ngoài ra BS Dương còn cập nhật những bằng chứng y khoa được Hiệp Hội Tiêu Hoá khuyến cáo năm 2023 về việc sử dụng men vi sinh (hay còn gọi là lợi khuẩn) trong những trường hợp cụ thể.
Tại Hội thảo, BS CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm sản phụ khoa, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh, cũng cho biết hệ vi sinh tác động đến nhiều cơ quan trên cơ thể, liên quan đến rất nhiều bệnh tật, sức khỏe của con người. Trong đó, nó còn tác động đến cả vùng âm đạo của phụ nữ.
BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi chia sẻ hiệu quả việc dùng lợi khuẩn Lactobacillus bảo vệ sức khỏe phụ nữ. Nguồn ảnh: Optibac
Việt Nam có đến 75% phụ nữ gặp phải vấn đề về sức khỏe âm đạo như nấm âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu. Có nhiều nguyên nhân gồm nhiễm trùng do vi khuẩn, chất kích thích, dị ứng, mất cân bằng pH và nồng độ estrogen thấp, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài hoặc tự ý sử dụng kháng sinh không có chỉ định của bác sĩ, căng thẳng trong cuộc sống, thay đổi nội tiết tố, tuổi tác, vệ sinh vùng kín chưa tốt.
“Viêm phụ khoa có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Một số lợi khuẩn đặc hiệu có trong thực phẩm bổ sung lợi khuẩn chuyên biệt có khả năng tiếp cận xuống vùng âm đạo và bảo vệ âm đạo khỏi các loại nấm và vi khuẩn có hại”, bác sĩ Nhi nói.
Vì vậy, biện pháp tốt nhất để duy trì cân bằng hệ vi sinh bao gồm những thay đổi trong chế độ ăn uống kết hợp nhiều thực phẩm giàu lợi khuẩn vào bữa ăn. Ngoài ra, cần sử dụng lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh, tăng cường hệ thống miễn dịch. Trong đó, lợi khuẩn Lactobacillus giúp bảo vệ "vùng nhạy cảm", hỗ trợ cân bằng hệ khuẩn âm đạo khoẻ mạnh.
Theo các chuyên gia, bổ sung lợi khuẩn là xu hướng phòng bệnh và bổ trợ cho điều trị bệnh trong cuộc sống hiện đại. Việc bổ sung lợi khuẩn giúp cải thiện hệ miễn dịch từ đó nâng cao sức khoẻ, phòng tránh bệnh tật. Đặc biệt là phòng ngừa, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé trong giai đoạn 1.000 ngày đầu đời, cho cả phụ nữ mang thai và cho con bú.
Tuy nhiên, khi dùng lợi khuẩn cần phải có mục tiêu rõ ràng, phòng ngừa hay điều trị, dùng chủng gì, liều lượng ra sao. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo tiêu chuẩn chọn là chủng đó không gây bệnh, ổn định và mặt di truyền, có tính đáp ứng miễn dịch, ổn định khi sản xuất, tồn tại trong ống tiêu hoá, bám sinh thành ruột và có lợi cho sức khoẻ.
Lợi khuẩn trong Optibac được khuyên dùng mỗi ngày giúp cân bằng và bảo vệ hệ vi sinh.
Men vi sinh của Optibac với các lợi khuẩn đặc hiệu giúp duy trì sự cân bằng vi khuẩn trong các hệ vi sinh, và tăng cường hệ thống miễn dịch. Chẳng hạn, men vi sinh Optibac Probiotics For Women là lợi khuẩn đặc hiệu tổng hợp chuyên biệt với 2,5 tỷ Lactobacillus, hỗ trợ hiệu quả sức khỏe phụ khoa. Men vi sinh Optibac Probiotics Pregnancy dành cho mẹ đang cho con bú có chứa 12 tỷ lợi khuẩn bao gồm cả Lactobacillus và Bifidobacterium giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu.
Ngoài ra, các men vi sinh Optibac Probiotics bổ sung tiêu hóa dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm men vi sinh dạng giọt Baby Drops và men vi sinh dạng gói Babies & Children. Các dòng men vi sinh Optibac Probiotics dùng hàng ngày cho người lớn gồm Every Day hỗ trợ sức khỏe đường ruột tổng thể, hoặc men vi sinh đặc hiệu Bifido & Fiber cho người bị táo bón.
Thông tin về Optibac được cập nhật tại: https://www.optibacprobiotics.com/vn
Tin cùng chuyên mục