11/05/2022 08:09

Làm việc trong ngành thương mại điện tử: được và mất gì?

Thương mại điện tử đòi hòi nhân sự ngành này ngoài khả năng chuyên môn, óc sáng tạo còn cần sự kiên trì và thích ứng nhanh với thời cuộc. Khác với những ngành nghề có tính ổn định với tỷ lệ nhân sự thâm niên cao, thương mại điện tử từng khiến nhiều người e dè vì tỷ lệ đào thải và không ngừng biến chuyển.

Tuy nhiên vẫn không thiếu những người bất chấp những yếu tố trên, chọn vững đam mê và gắn bó với thương mại điện tử tới 10 năm. Không chỉ lâu bền mà họ còn nỗ lực phấn đấu, cống hiến để ngành này ngày một phát triển.

10 năm thanh xuân dành trọn cho khách hàng trực tuyến

Một trong những "thủy thủ" dành cả thập kỷ thanh xuân cùng Lazada Việt Nam "vượt sóng" là chị Phạm Thị Quỳnh Trang - Giám đốc Thương mại Lazada Việt Nam (COO). Gia nhập Lazada từ thời khái niệm thương mại điện tử còn khá lạ lẫm với người dùng Việt, chị không chỉ chứng kiến quá trình phát triển của Lazada mà còn là một nhân tố quan trọng, cùng trải qua thăng trầm và đóng góp vào việc xây dựng nền tảng 10 năm tuổi này.

Trong những ngày đầu đồng hành cùng Lazada từ năm 2012, chị Trang cho biết lượng đơn hàng mỗi ngày chỉ ở khoảng vài chục. Mỗi khi có đơn, chị phải tự vào siêu thị mua hàng rồi giao tới cho khách.

"Ở thời điểm đó, dù còn nhiều hạn chế, khó khăn nhưng ai cũng vững tin vào tương lai phát triển của ngành này. Nhờ nỗ lực ngày ấy mà giờ đây chúng tôi có thể tận hưởng ‘quả ngọt’ khi tên tuổi Lazada ngày một lớn mạnh", chị Trang kể lại.

Làm việc trong ngành thương mại điện tử: được và mất gì?

Phạm Thị Quỳnh Trang đã đồng hành cùng Lazada từ những ngày đầu tiên, khi nền tảng này mới có mặt trên thị trường. Ảnh: Lazada Việt Nam

Trước khi là Giám đốc Thương mại, Quỳnh Trang từng làm ở bộ phận chăm sóc khách hàng, nơi được mọi người ví là nghề "làm dâu trăm họ" khi phải luôn trong trạng thái niềm nở, nhiệt tình tiếp nhận phản hồi, thắc mắc từ khách hàng. Nhưng cũng nhờ vị trí này, chị trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức quý giá.

Chị Trang cho rằng tiêu chí đầu tiên để làm việc và gắn bó lâu dài với thương mại điện tử là không ngại học hỏi. "Mỗi khách hàng, đơn hàng, đồng nghiệp, đối tác đều có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng hữu ích trong ngành này. Nếu không có những ngày làm công việc chăm sóc khách hàng, chắc chắn không mình của hôm nay", Quỳnh Trang khẳng định.

Nếu phải dùng một từ để miêu tả thương mại điện tử, Quỳnh Trang chọn "linh hoạt" (flexible). Vì để vượt qua sự khắc nghiệt, thay đổi không ngừng, ngoài khả năng sáng tạo và kiến thức cơ bản, mỗi nhân sự ngành này cần có sự biến hóa linh hoạt. Đó cũng là lý do nữ giám đốc 8x không ngại thử thách bản thân với một vị trí mới ở bộ phận thương mại, sau thời gian dài gắn bó cùng "tuyến đầu" chăm sóc khách hàng.

Sau 10 năm gắn bó, chị tự hào vì vẫn giữ được lửa đam mê với nghề, chưa từng lơ là sứ mệnh "vì người tiêu dùng Việt" mà Lazada vẫn luôn hướng đến từ những ngày đầu tiên. Trong Lễ hội mua sắm "Sinh nhật thế kỷ" diễn ra từ 27-29/3, Quỳnh Trang hy vọng thông qua Lazada, có thể gửi lời tri ân đến hàng triệu người tiêu dùng khắp cả nước. Họ đã tin yêu và đồng hành cùng nền tảng trong thập niên qua bằng loạt ưu đãi và hoạt động giải trí thú vị.

Tìm thấy "biển lớn" để bản thân thoải mái phát triển

Dù chỉ mới gia nhập Lazada hơn 300 ngày, anh Phạm Văn Thọ Lộc, Quản lý cấp cao Bộ phận Hoạch định chiến lược cảm thấy như tìm được "tình yêu đích thực" của đời mình. "Người yêu" mới quen chưa đầy năm của Lộc cho phép anh thỏa sức sáng tạo với không gian phát triển rộng mở mà vẫn rèn được tính chủ động và linh hoạt cùng lúc.

Làm việc trong ngành thương mại điện tử: được và mất gì?

Đồng hành cùng Lazada gần một năm, Thọ Lộc đang tràn ngập đam mê với công việc tại Lazada. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Từ khi gia nhập Lazada, sự biến chuyển nhanh chóng và liên tục của ngành khiến anh buộc phải thay đổi lối sống cũ, thiết lập nhịp sống mới nhanh và tối ưu hơn để thích nghi. Với nhiều người, đặt ra mục tiêu lớn là cách họ phấn đấu, nỗ lực để trở nên tốt hơn mỗi ngày.

Thọ Lộc lại cho rằng tự giới hạn trong một mục tiêu nhất định sẽ hạn chế sự phát triển của bản thân và không bao giờ tự mãn với những gì mình đạt được. Vị quản lý 9x tâm niệm càng trải nghiệm nhiều sẽ càng nhận thấy bản thân làm được những điều không tưởng.

Gia nhập Lazada vào giai đoạn giãn cách xã hội cao điểm tại TP HCM, điều Thọ Lộc tìm kiếm ở công việc mới này là một "không gian" đủ rộng và mới mẻ để anh thỏa sức vùng vẫy, khám phá bản thân. Lazada Việt Nam đã mang đến cho anh một "biển lớn" thử thách, để mỗi ngày đều là một hành trình với trải nghiệm mới lạ, không lặp lại.

Một trong những điều khiến vị quản lý cấp cao 9x khó quên từ khi gia nhập Lazada Việt Nam là trải nghiệm làm việc tại nhà suốt nửa năm liền. Song anh khẳng định đội ngũ nhân viên tại đây dù "xa mặt" nhưng không "cách lòng".

Mỗi cá nhân tại Lazada đều rất chăm chỉ, tận tụy với công việc, kết nối với nhau trong suốt đợt giãn cách. Bên cạnh đó, Lazada vẫn luôn theo sát, thấu hiểu và có những chính sách hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện để mỗi nhân viên đều thoải mái làm việc, cải thiện chất lượng cuộc sống, đảm bảo sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần.

Những giỏ quà "tiếp tế" thời dịch kèm gói hỗ trợ nhân viên là F0 khiến Thọ Lộc cảm thấy Lazada giống như gia đình thứ hai đầy tình cảm. Chưa kể đội ngũ lãnh đạo, những cấp trên trực tiếp làm việc và phấn đấu cùng anh đều có năng lực khiến anh ngưỡng mộ.

"Các anh chị hầu hết đều từng kinh qua nhiều vị trí, bộ phận khác nhau. Họ không chỉ giỏi nhờ kiến thức sâu rộng mà còn có kinh nghiệm thực tế đáng ngưỡng mộ. Dàn lãnh đạo Lazada luôn đề cao sự phát triển của nhân viên và tinh thần làm việc nhóm. Đó cũng là điều tôi hy vọng bản thân có thể làm được tại Lazada trong 10 hay 20 năm nữa. Đây thực sự là môi trường làm việc khiến bạn sẵn sàng đồng hành trên cả hành trình dài", Thọ Lộc chia sẻ.

Làm việc trong ngành thương mại điện tử: được và mất gì?

Cùng với Quỳnh Trang và Thọ Lộc, hàng nghìn câu chuyện ý nghĩa khác về những khoảnh khắc, kỷ niệm đáng nhớ cùng Lazada trong suốt 10 năm qua từ các khách hàng, đối tác cũng được gửi về cuộc thi ảnh "10 năm đáng nhớ cùng Lazada" từ ngày 15/3 đến hết ngày 31/3/2022. Ảnh: Lazada Việt Nam

Chị Quỳnh Trang và anh Thọ Lộc là hai trong số hàng nghìn nhân sự Lazada Việt Nam có thời gian và kỷ niệm quý giá khi gắn bó cùng đại gia đình này. Họ không chỉ chứng kiến, trải nghiệm mà giờ đây còn là người dẫn đường, truyền cảm hứng và tiếp tục chèo lái con thuyền Lazada "vượt sóng" thêm nhiều thập kỷ tiếp theo.

Làm việc trong ngành thương mại điện tử: được và mất gì?

Các ứng viên được lựa chọn sẽ có cơ hội trở thành thực tập sinh tại Lazada Việt Nam để phát triển tối đa năng lực cá nhân, tạo hành trang vững chắc cho nghề nghiệp tương lai. Tìm hiểu thêm về chương trình tại đây.

Ngoài ra, cũng trong dịp này, Lazada Việt Nam chính thức khởi động chương trình học bổng Lazada Forward nhằm ươm mầm cho những tài năng trẻ Việt, thế hệ tương lai của nền kinh tế số. Chương trình dành cho sinh viên tất cả chuyên ngành tại các trường đại học Việt Nam. Mục tiêu nhằm hỗ trợ tài chính cho các tài năng trẻ có thành tích xuất sắc trong học tập, giúp họ tự tin theo đuổi chương trình đào tạo chất lượng.

Thy AnTrở lại Kinh doanhTrở lại Kinh doanhChia sẻ ×

Tải ứng dụng

VnExpress InternationalLiên hệTòa soạn Quảng cáo

Đường dây nóng

083.888.0123082.233.3555RSS Theo dõi VnExpress trên Báo tiếng Việt nhiều người xem nhất

Thuộc Bộ Khoa học Công nghệ

Số giấy phép: 548/GP-BTTTT ngày 24/08/2021

Tổng biên tập: Phạm Hiếu

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà FPT, 17 phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

Đường dây nóng: 083.888.0123

Tags:

thương mại điện tử

Lazada

Lazada Việt Nam

sinh nhật thế kỷ

sinh nhật 10 tuổi Lazada

Tin cùng chuyên mục